Quantcast
Channel: Công ty TNHH Sạch và Xanh » xu ly nuoc thai
Viewing all articles
Browse latest Browse all 10

Xử lý nước thải dệt nhuộm

$
0
0

Vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước liên quan mật thiết với các biện pháp tổng hợp về chống ô nhiễm nguồn nước do nước thải công nghiệp dệt nhuộm gây ra. Một trong những biện pháp đó là phải xử lý nước thải trước khi chúng được hòa vào nguồn nước mặt tự nhiên.

Tầm quan trọng và sự cần thiết phải xử lý nước thải:

Nước thải dệt nhuộm rất đa dạng và phức tạp . Các loại hóa chất sử dụng như : phẩm nhuộm , chất hoạt động bề mặt, chất điện ly ,chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxi hóa … đã có hàng trăm loại hóa chất đặc trưng, các chất này hòa tan dưới dạng ion và các chất kim loại nặng đã làm tăng thêm tính độc hại không những trong thời gian trước mắt mà cón về lâu dài sau này đến môi trường sống .

Công nghệ dệt nhuộm sử dụng một lượng nước thải lớn phục vụ cho các công đoạn sản xuất đồng thời thải ra một lượng nước thải rất lớn tương ứng bình quân khoảng 12 – 300 m3/tấn vải . Trong số đó hai nguồn nước cần giải quyết chính là từ công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy .

Nước thải tẩy giặt có pH lớn từ 9 – 12 , hàm lượng chất hữu cơ cao (COD = 1000 – 3000 mg/l ) do thành phần các chất tẩy gây nên . Độ màu của nước tẩy khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể ên đến 10.000 Pt – Co , hàm lượng cặn lơ lửng SS có thể đạt đền trị số 2000 mg/l , nồng độ này giảm dần ở cuối chu kì xả và giặt . Thành phần của nước thải chủ yếu bao gồm : thuốc nhuộm thừa, chất hoạt động bề mặt, các chất oxi hóa, sáp xút, chất điện ly…

Còn thành phần nước thải nhuộm thì không ổn định và đa dạng , thay đổi ngay trong từng nhà máy khi nhuộm các loại vải khác nhau .

Nhìn chung nước thải dệt nhuộm bao gồm các gốc như : R – SO3Na, N – OH, R – NH2, R – Cl .. pH nước thải thay đổi từ 2 – 14, độ màu rất cao đôi khi lên đến 50.000 Pt – Co, hàm lượng COD thay đổi từ 80 – 18000 mg/l . Tùy theo từng loại phẩm nhuộm mà ảnh hưởng đến tính chất nước thải .

Thành phần và tính chất nước thải thay đổi liên tục trong ngày . Nhất là tại các nhà máy sản xuất theo qui trình gián đoạn, các công đoạn như giặt, nấu tẩy, nhuộm đều thực hiện trên cùng một máy, do vậy tùy theo giai đoạn nước thải cũng biến đổi, dân đến độ màu , hàm lượng chất hữu cơ, độ pH, hàm lượng cặn đều không ổn định .

Bên cạnh hai nguồn đặc trưng trên , nước thải ở các khâu hơ sợi , giặt xả cũng có hàm lượng hữu cơ cao, pH vượt tiêu chuẩn xả thải.Tuy nhiên công đoạn hồ sợi, lượng nước được sử dụng rất nhỏ , hầu như toàn bộ phẩm hồ đượ bám trên vải , nước thải chỉ xả ra khi làm vệ sinh thiết bị nên không đáng kể .

Nước thải công nghệ dệt nhuộm gây ra ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường sống : độ màu, pH, TS, COD, nhiệt độ vượt quá  tiêu chuẩn cho phép xả vào nguồn . Hàm lượng chất bề mặt đôi khi quá cao, khi thải vào nguồn nước như sông , kênh rạch tạo màng nội trên bề mặt, ngăn cản sự khuếch tán của oxi vào môi trường gây nguy hại chi hoạt động của thủy sinh vật, mặt khác một số các hóa chất chứa kim loại như crôm ,nhân thơm , các phần chứa độc tố không những có thể tiêu diệt thủy sinh vật mà còn gây hại trực tiếp đến dân cư ở khu vực lân cận gây ra một số bệnh nguy hiểm như ung thư

Điều quan trọng là độ màu quá cao, việc xả thải liên tục vào nguồn nước đã làm cho độ màu tăng dần , dẫn đến hiện trạng nguồn nước bị vẫn đục, chính các thuốc nhuộm thừa có kảh năng hấp thụ ánh sáng, ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng vào nước, do vậy thực vật dần dần bị hủy diệt, sinh thái nguồn nước có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng .

Vì thế, việc xử lý nguồn nước thải này trước khi xả vào nguồn tiếp nhận là việc bắt buộc và cần thiết, đòi hỏi phải có sự đầu tư thích hợp.

Để lựa chọn được một phương pháp cần phải có những hiểu biết chung về môi trường và những kiến thức về các nguyên lý cơ bản cũng như công nghệ của phương pháp đó. Trên cơ sở đó mới có thể đưa ra giải pháp phù hợp với quy mô của từng nhà máy dệt nhuộm.

Các yếu tố được cân nhắc khi lựa chọn phương án xử lý thích hợp cho nước thải dệt nhuộm là:hiệu quả xử lý, hiệu quả kinh tế, tính chất và lưu lượng nước thải, thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải, xử lý tập trung hay cục bộ… Ba phương pháp thường được ứng dụng riêng rẽ hoặc kết hợp để xử lý nước thải dệt nhuộm là: phương pháp hóa lý, phương pháp oxy hóa bậc cao và phương pháp sinh học.

Quá trình xử lý hóa lý với phương pháp keo tụ-tạo bông, tuyển nổi và hấp phụ thu được hiệu quả cao trong việc khử độ màu và giảm nồng độ BOD.Tuy nhiên,  nhược điểm của phương pháp này là chi phí hóa chất cao và lượng bùn sinh ra lớn (0,5-2,5kg TS/ m3 nước thải xử lý).

Trong quá trình xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp oxy hóa bậc cao, các chất oxy hóa thường được sử dụng là Chlorine (Cl2), Hydroxy Peroxide (H2O2), và Ozone (O3), với Cl2 được đánh giá là chất oxy hóa kinh tế nhất. Nhược điểm của phương pháp oxy hóa bậc cao là chi phí đầu tư và chi phí vận hành cao, không thích hợp để xử lý nước thải dệt nhuộm có nồng độ chất ô nhiễm lớn.

Bên cạnh đó, quá trình xử lý sinh học với bùn hoạt tính hiếu khí và kỵ khí cũng có thể được sử dụng để xử lý nước thải dệt nhuộm với hiệu quả cao, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thời gian xử lý dài và hiệu quả xử lý các chất màu là các hợp chất hữu cơ khó phân hủy thấp.

Để khắc phục những nhược điểm trên chúng tôi chọn lựa  công nghệ trong công trình xử lý nước thải dệt nhuộm của công ty TNHH T.M VINA

Các bước khảo sát và vận hành hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm của công ty Xuân Hương theo quy mô phòng thí nghiệm cùng với quy mô thực tế sẽ được đề cập trong Xử lý nước thải dệt nhuộm công ty TNHH T.M VINA.

Quy mô của nghành công nghiệp dệt nhuộm ở nước ta rất khác nhau  để có được phương án phù hợp nhất hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.

Liên hệ để được tư vấn miễn phí:

Nguyễn Thanh Phong

Di động: 0977223006

Email: nguyenphong1002@gmail.com

Sạch và Xanh


Viewing all articles
Browse latest Browse all 10

Trending Articles